Một số lưu ý khi thiết kế cảnh quan sân vườn

Một số lưu ý khi thiết kế cảnh quan sân vườn

Sân vườn không chỉ là khoảng không gian xanh mát bao quanh ngôi nhà, mà còn là nơi thể hiện gu thẩm mỹ, phong cách sống và sự kết nối với thiên nhiên của gia chủ. Một sân vườn được thiết kế tốt sẽ mang đến không gian thư giãn, giải trí, đồng thời góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, để tạo nên một không gian sân vườn đẹp mắt, hài hòa và đáp ứng được nhu cầu sử dụng, việc tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế là vô cùng quan trọng. Vậy, những tiêu chuẩn nào cần được xem xét và áp dụng trong quá trình thiết kế không gian sân vườn?

Thiết kế bản vẽ thiết kế trước khi thi công sân vườn

Bản vẽ thiết kế hay còn gọi là bản vẽ xây dựng, bản vẽ kỹ thuật là bản vẽ chứa những thông tin đầu vào  của công trình trước khi xây dựng. Với bản vẽ này, bạn sẽ biết được công trình sẽ theo phong cách thiết kế nào, cách bố trí các bối cảnh ra sao, sử dụng loại vật liệu, tỷ lệ kiến trúc ra sao,…. Chính vì thế, bản vẽ thiết kế rất quan trọng và cần phải hoàn thành đầu tiên rồi mới đến bản vẽ chi tiết, bản vẽ 3D.

Vật liệu trong thiết kế sân vườn

Khi thiết kế sân vườn, chúng ta sẽ phải sử dụng kết hợp rất nhiều loại vật liệu khác nhau từ tự nhiên đế nhân tạo. Tuy nhiên, những vật liệu này sẽ được chọn lựa dựa trên phong cách thiết kế và sở thích của gia chủ sao cho phù hợp nhất.

Thông thường, các vật liệu như gỗ, đá, sỏi, cát, cây cảnh, thảm cỏ, nước,… sẽ luôn xuất hiện trong hầu hết mọi công trình sân vườn. Các kiến trúc sư cần lựa chọn và phân chia khu vực sử dụng của những loại vật liệu này để đảm bảo đáp ứng tốt thiết kế ban đầu.

Lựa chọn cây trồng trong sân vườn

Với cây cảnh, cần phải có kế hoạch khi thiết kế, chọn lựa loại cây nào cho phù hợp, trồng ở đâu, kết hợp ra sao. Khi chọn cây trang trí cho vườn bạn cần lưu ý:

  • Không nên chỉ trồng 1 loại cây, phải đảm bảo sự đa dạng, mang đến màu sắc tươi tắn và sinh động cho khu vườn.
  • Không trồng nhiều cây cùng kích thích, cùng loại để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Hạn chế dùng những cây giàn leo, không nên trồng quá nhiều vì loại cây này đòi hỏi phải chăm sóc và cắt tỉa nhiều.

Các loại cây cảnh trồng trong sân vườn được ưa chuộng nhất hiện nay là: cây thiên tuế, cây cau vua, cây hoa giấy, bàng Singapore, hoa sen, cây dừa, cây cọ, hoa hồng, thiên điểu, cẩm tú cầu,... Dựa trên phong cách thiết kế mà bạn có thể chọn loại cây phù hợp nhất. Đặc biệt, không trồng cây quát sát nhà hay che khuất đi ngôi nhà. Xung quanh vườn nên có thêm cỏ nền để đảm bảo cảnh quan đẹp và hoàn hảo nhất.

Thiết kế ánh sáng phù hợp với không gian

Khi thiết kế cảnh quan sân vườn, một yếu tố không thể bỏ qua là phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng thì cây cối mới có thể phát triển. Nguồn sáng còn giúp không gian thêm sinh động, tươi mới và tràn đầy sức sống.

Đa phần, sân vườn sẽ được thiết kế ngoài trời nên có thể hấp thu trọn vẹn ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, khi trời tối thì cần có thêm ánh sáng đèn điện để giúp khu vườn thêm sáng sủa và lung linh hơn. Với những tiểu cảnh hồ nước, bạn nên lắp đèn ở dưới đáy hồ, thành hổ để ánh sáng phản chiếu lên trên. Cách này giúp mang đến không gian huyền hảo, giúp hồ nước bớt lạnh lẽo và âm u hơn.

Thiết kế lối đi phù hợp

Trong phong thủy, lối đi sân vườn là đường dẫn sinh khí, sự may mắn và tài lộc vào nhà. Vì thế, khi thiết kế lối đi bạn cần cân nhắc giữa vấn đề thẩm mỹ, kiến trúc với phong thủy để đảm bảo vừa đẹp, vừa mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.

Lối đi sân vườn hiện có nhiều cách thiết kế với nhiều loại vật liệu khác nhau. Bạn có thể rải sỏi, lát đá, lát gỗ trên lối đi. Tuy nhiên, loại vật liệu được dùng phải phù hợp với vị trí lắp đặt, nhu cầu sử dụng và làm tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn.

Tận dụng không gian sinh hoạt xen kẽ với không gian cảnh quan sân vườn

Xen kẽ không gian sinh hoạt với cảnh quan sân vườn là cách thiết kế vô cùng độc đáo và mới lạ. Bạn có thể xen kẽ một vài tiểu cảnh nhỏ trong nhà, ngoài hiên,... để giúp làm sinh động không gian sống và tạo sự khác biệt trong thiết kế.
 

Bài trước Bài sau